Address:
Address:
Hotline:
Mail:

RFID và mã vạch (barcode), đâu là lựa chọn tốt nhất để quản lý tài sản?

06/01/2022

Trong bối cảnh hiện nay, việc cải tiến vận hành để giảm chi phí và tăng năng suất hoạt động là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng vào quản lý và vận hành là một việc rất quan trọng. Công nghệ RFID và Mã vạch là hai kỹ thuật thường xuyên được sử dụng để theo dõi tài sản, theo dõi hàng tồn kho. Những công nghệ này được áp dụng trong một số ngành như vận tải, bán lẻ, sản xuất, etc. Nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa RFID và Mã vạch là một việc cần thiết để có cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp giúp doan nghiệp triển khai thành công và nâng cao hiệu suất đầu tư (ROI).

Mã vạch (barcode) là gì?

Mã vạch là một phương thức biểu thị dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh, bao gồm một loạt các đường trắng đen song song với nhau, khi quét mã vạch, ta nhận được các thông tin về sản phẩm. Mã vạch được đọc bởi các thiết bị như đầu đọc mã vạch máy quét hoặc điện thoại thông minh. Mã vạch hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong bán lẻ, theo dõi tài sản, hàng tồn kho. Hiện nay, mã vạch có 2 loại: 1 chiều (1-D) và 2 chiều (2-D).

Mã vạch 1-D: Cấu trúc đơn giản, có thể lưu trữ dữ liệu văn bản như ID hoặc giá của sản phẩm.

Mã vạch 2-D: Cấu trúc phức tạp hơn so với 1-D, có thể lưu trữ các loại thông tin như giá cả, số lượng, hình ảnh, etc.

Ưu điểm của mã vạch

  • Chi phí đầu tư thấp
  • Thông tin chính xác
  • Được sử dụng phổ biến
  • Có thể đọc thông tin được bằng nhiều thiết bị khác nhau
  • Dễ tiếp cận và dễ sử dụng

Nhược điểm của mã vạch

  • Khả năng quét hạn chế, cần phải quét theo phương thẳng.
  • Cần nguồn lực con người để quét từng sản phẩm.
  • Không thể hoạt động trong môi trường đặc thù như nhiệt độ cao, nước, bụi bẩn.
  • Chỉ lưu trữ được một lượng nhỏ dữ liệu.
  • Cần quét ở khoảng cách đủ gần để quét được thông tin.

RFID là gì?

RFID là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (nhận dạng sóng vô tuyến). Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 m, tuỳ theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Ưu điểm của RFID

  • Dữ liệu trong thẻ RFID được đọc tự động, không cần thao tác vào từng sản phẩm, giảm thiểu sai sót.
  • Khả năng đọc điều nhiều thẻ cùng một lúc, giảm thời gian kiểm kê.
  • Có thể đọc được từ khoảng cách xa.
  • Độ bảo mật cao.
  • Các thẻ có khả năng tái sử dụng.

Nhược điểm của RFID

  • Tín hiệu của thẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các vật liệu như chất lỏng hoặc kim loại.
  • Việc triển khai phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn.
  • Chi phí đầu tư thiết bị và chi phí in thẻ cao hơn so với mã vạch.

Điểm khác nhau giữa RFID và mã vạch

BarcodeRFID
Hiệu suất đọc thẻThấp, đọc lần lượt từng thẻ mộtCao, đọc liên tục và đồng thời nhiều thẻ cùng lúc
Khoảng cách đọcĐọc ổn định ở khoảng cách < 30cmThẻ RFID thụ động: 2- 8m
Thẻ RFID chủ động: 100- 150m
Tốc độ đọc thẻChậmRất nhanh (ms)
Khả năng đọc xuyên qua vật cảnKhông đọc được do đèn hồng ngoại cần phải soi trực diện và mã vạchĐọc được
Khả năng định danhHầu hết mã vạch chỉ được sử dụng để phân loại tài sản chứ không phải là mã định danh duy nhấtCó thể định danh duy nhất trên từng tài sản được gắn thẻ.
Chi phíThấp hơnCao hơn

Kết luận

Cả hai công nghệ đều có các ưu và nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên không thể phủ nhận RFID đang dần trở nên phổ biến bởi các lợi ích nó mang cho doanh nghiệp trong khi chi phí đầu tư RFID cũng ngày càng giảm đi. Để có một phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ 1Gate.

Email: info@1gate.com.vn

Điện thoại: 0778 333 000